Lịch sử Res gestae Divi Augusti

Theo như trong văn bản thì nó đã được viết ngay trước khi Augustus mất vào năm 14, nhưng có lẽ nó đã được viết từ nhiều năm trước và có thể đã trải qua nhiều lần sửa đổi.[6] Augustus trước khi qua đời đã để lại di chúc, chỉ thị Viện Nguyên lão khắc lại văn bản này. Bản gốc, được chạm khắc trên một đôi cột bằng đồng và đặt trước lăng mộ của Augustus nay không còn tồn tại. Nhiều bản sao của văn bản đã được chạm khắc tại các di tích hoặc đền thờ trên khắp đế quốc La Mã và một vài trong số chúng vẫn tồn tại cho đến ngày nay; đáng chú ý nhất là một bản sao gần như đầy đủ, được viết bằng tiếng Latinh gốc kèm với một bản dịch tiếng Hy Lạp, đã được bảo quản tại một ngôi đền thờ Augustus ở Ancyra (Monumentum Ancyranum của Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ); hai bản sao khác đã được tìm thấy ở ApolloniaAntiochia, cả hai đều ở Pisidia, thuộc Thỗ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Res Gestae là một tác phẩm mang đậm chất tuyên truyền cho chế độ princeps của Augustus. Nó có xu hướng tô điểm những sự kiện diễn ra giữa vụ ám sát Julius Caesar và chiến thắng của Augustus trước trận Actium, khi mà quyền lực của ông không còn bị ai đe doạ nữa: Nhưng người đối nghịch Augustus không được gọi bằng tên;[7] Những kẻ sát hại Caesar như Brutus hay Cassius đều chỉ được gọi là "những kẻ giết cha ta"; Hai địch thủ của Augustus trong nội chiến, Marcus Antonius chỉ được gọi là "kẻ gây chiến với ta" (ta ở đây tức là Augustus), còn Pompeius được gọi là một tên cướp biển. Ngay cả ở các phần khác, Res Gestae không đưa ra một bài trình bày khách quan về lịch sử, thay vì đó là quan điểm của chính Augustus. Bằng một cách diễn đạt thường được sử dụng trong tác phẩm, Augustus đã đề cập về cách nhìn của ông về vị trí của mình trong nền cộng hoà mới được khôi phục:

(language?)
« Post id tempus auctoritate omnibus praestiti, potestatis autem nihilo amplius habui quam ceteri, qui mihi quoque in magistratu conlegae fuerunt »
(Việt)
« Sau thời điểm đó, (sau năm 27 TCN) uy quyền/sự ảnh hưởng của ta đã vượt xa tất cả, quyền lực mà ta đang nắm, không còn là những cái mà đồng nghiệp của ta đã từng nắm. (Ý của vế sau là Augustus đã trở thành hoàng đế, không còn nắm những chức vụ thấp hơn nữa...) »
(Augustus, Res gestae 34)

Nền cộng hoà cũ được "phục hồi", nhà lãnh đạo của họ - Augustus - không phải là gì khác ngoài "công dân thứ nhất", tức là bình đẳng với mọi người. Tuy nhiên, trên thực tế, nó giống với chế độ quân chủ chuyên chế bởi những đặc quyền thần thánh, cũng như sự hỗ trợ từ lưỡi kiếm của các quân đoàn mà người lãnh đạo nhận được